Ghi công Nguyễn_Cửu_Đàm

Bán Bích cổ lũy trên bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ.

Nguyễn Cửu Đàm vừa là nhà quân sự có tài vừa là nhà quy hoạch có tầm nhìn lớn. Quan sát bản đồ, thấy lũy Bán Bích tạo cho Sài Gòn biệt lập như một hòn đảo với ba mặt sông và một mặt thành. Cùng với những đồn bảo bố phòng ở những nơi hiểm yếu, thì coi như "thành phố này không còn sợ gì bất trắc nữa. Trong thực tế, quân Xiêm đã xâm phạm bờ cõi phía Nam nhiều lần, song lần nào cũng bị quân Việt đánh tan trước khi tới cửa ngõ thành phố."[4]

Ngoài lũy ấy, kênh Ruột Ngựa (Mã Trường Giang) cũng do ông sai đào vào mùa thu năm Nhâm Thìn (1772), được Trịnh Hoài Đức ghi rõ trong sách Gia Định thành thông chí:

Nguyên xưa từ Rạch Cát ra phía Bắc đến Lò Gốm thì có một đường nước đọng móng trâu, ghe thuyền đi lại không được...Nguyễn Cửu Đàm có đào con kênh thẳng như ruột ngựa, nên mới đặt tên ấy.

Kênh này sau đó đã giúp cho thuyền bè qua lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm thuận lợi.[5].

Do nhiều công lao, nên sau này (1810) Nguyễn Cửu Đàm được vua Gia Long cho thờ ở miếu Trung tiết công thần tại Huế. Và hiện nay ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông.